Biến đổi khí hậu toàn cầu!!! Hãy hành động ngay! - Ths Bùi Huy Hoàng

Biến đổi khí hậu toàn cầu!!! Hãy hành động ngay!

Cụm từ “Biến đổi khí hậu” đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và môi trường trong tương lai. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Tại sao cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề này như vậy? Cùng Nhà sạch bốn mùa tìm hiểu ngay trong bài viết!

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu đang tàn phá trái đất.

Biến đổi khí hậu là những biến đổi về vật lý hay sinh học xảy ra trong môi trường sống của chúng ta. Tình trạng này ảnh hưởng bởi những tác động xấu, có hại đến những thành phần vốn có hoặc khả năng hồi phục, sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên.

Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu như hiện nay là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và được tóm gọn thành 2 nguyên nhân cơ bản:

2.1 Nguyên nhân khách quan

Thiên nhiên cũng ngóp phần vào làm biến đổi khí hậu

Nguyên nhân khách quan được biết đến là do sự biến đổi của tự nhiên, bao gồm: 

  • Sự biến đổi tự nhiên do hoạt động của mặt trời, một phần bức xạ của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển được đại dương hấp thụ, làm Trái Đất ấm dần lên.
  • Sự biến đổi, dịch chuyển của các dòng hải lưu hay nội bộ hệ thống khí quyển.
  • Sự dịch chuyển của các châu lục, đại dương dẫn đến hoạt động của núi lửa, đặc biệt là núi lửa sâu trong đại dương, gây nên những vụ sóng thần có quy mô lớn.

2.2 Nguyên nhân chủ quan

Hình ảnh nhà máy nhiệt điện xả khí thải ra môi trường

Được biết đến là nguyên nhân chính, chủ yếu là do tác động của con người tàn phá thiên nhiên qua nhiều hoạt động khác nhau:

  • Với dân số hơn 7 tỉ người trên trái đất hiện nay, lượng rác mỗi ngày thải ra là một con số vô cùng khủng khiếp.
  • Lượng lớn các phương tiện giao thông hoạt động, thải ra bầu khí quyển vô số chất độc hại.
  • Săn bắt, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, khiến hệ sinh thái mất cân bằng, ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên.
  • Hoạt động đốt than, dầu, khí… tạo ra carbon dioxide và oxit nito.
  • Chặt phá rừng khiến nhân tố chính điều hòa lượng CO2 trên trái đất bị sụt giảm nghiêm trọng.
  • Việc xử lý chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi đang là vấn đề đau đầu của tất cả các quốc gia hiện nay.

Cùng vô số hoạt động khác nhau dẫn đến nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng nhanh, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ nằm trong khoảng từ 170 – 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, chỉ trong vòng hơn 100 năm ngắn ngủi, con số này đã tăng một cách chóng mặt và vượt mức 387 ppm, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa.

Hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra là gì?

Chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả mà biến đổi khí hậu đem lại, một số có thể cảm nhận và thấy rõ như:

3.1 Thời tiết ngày càng khắc nghiệt

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước gấp nhiều lần.

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước gấp nhiều lần.

Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, bão tuyết…

Mức biên độ nhiệt độ tăng cao theo từng năm. Trên khắp thế giới, tần số xuất hiện bão lũ ngày càng nhiều, những trận bão tuyết ngày càng lớn hơn, nhiệt độ tại một số khu vực cũng đạt kỷ lục tại mức cao chưa từng có…

Theo dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu), thế giới sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, những trận bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông và khô hạn sẽ ngày càng khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn rất nhiều.

3.2 Mực nước biển tăng cao, đồng thời nhiệt độ nước cũng đang dần ấm lên

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt biển, chúng còn trực tiếp ảnh hưởng tới những khu vực nước sâu hơn. Theo đó, những vùng biển sâu, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước cũng đang dần ấm lên.

Nhiệt độ nước tăng lên khiến các lục địa, sông băng, núi băng… dần tan chảy.

3.3 Hiện tượng băng tan ở hai cực

Trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên cực nhanh chóng, trong đó, vùng biển tại Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần so với toàn cầu, khiến lượng băng đá trước đây được coi là vĩnh hằng dần tan chảy, diện tích biển được bao phủ bởi lớp băng đá trong mỗi mùa hè dần thu hẹp lại, mực nước biển cũng dâng cao, nuốt dần các lục địa.

3.4 Nền nhiệt độ liên tục thay đổi

Nhiệt độ trung bình của những năm tại thập niên 90 cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mức nhiệt độ càng tăng một cách chóng mặt.

Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ cực kì lớn, đạt tới sức nóng kỷ lục của Trái đất trong hàng triệu năm qua.

3.5 Nồng độ CO2 tăng cao

Biến đổi khí hậu nòng nồng độ CO2 tăng cao

Việc chạy đua phát triển công nghệ đã khiến con người hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên vốn có, lượng động thực vật dần thu hẹp, một số loài đã tuyệt chủng, một số có nguy cơ hoàn toàn biến mất, sông ngòi tràn ngập rác thải, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí cũng đang ngày càng nghiêm trọng.

Theo ghi nhận, lượng CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 40% so với trước khi công nghiệp hóa bắt đầu.

3.6 Rủi ro đến sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu gây nên nhiều bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đặc biệt là các bệnh ung thư.

Đã có nghiên cứu cho thấy sự gia tăng số ca tử vong cũng như mắc nhiều bệnh lý nền khác là có liên quan đến ô nhiễm môi trường sống. Trực tiếp hơn có thể thấy đó là tổn thất về người từ virus, lũ lụt, shock nhiệt…

3.7 Ảnh hưởng đến động thực vật tự nhiên

Biến đổi khí hậu tàn phá môi trường sống của động thực vật

Biến đổi khí hậu đã khiến nhiều loài động thực vật mất đi môi trường sống, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, thậm chí đẩy chúng đến nguy cơ bên bờ tuyệt chủng.

Có những biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu nào chúng ta có thể thực hiện là gì?

Chung tay cấp bách chống biến đổi khí hậu.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm tăng lượng khí thải thải ra môi trường, từ đó kéo theo tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu cùng hàng loạt thiên tai khác.

Thế nên, để giảm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chúng ta cần cấp bách thực hiện những biện pháp sau:

4.1 Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch

Những nhiên liệu hóa thạch thường được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên….

Khi sử dụng những nguyên liệu này, chúng sẽ thải ra những chất vô cùng độc hại, đây là một trong những yếu tố quan trọng gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Con người đã và đang nghiên cứu nguồn nguyên liệu thay thế hoàn toàn từ thiên nhiên như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước,… Tuy nhiên thì chúng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

4.2 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng xây dựng

Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung đô thị

Quá trình xây dựng nhà ở chiếm gần 1/3 lượng phát tán khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Do đó, việc cải tạo và nâng cấp hạ tầng xây dựng là điều cần thiết, cụ thể:

  • Xây dựng cầu thang điều chỉnh nhiệt, tăng cường hệ thống chống ồn… từ đó tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, đồng thời giảm tối đa lượng khí thải phát tán.
  • Những công trình cầu đường cần được đầu tư thỏa đáng về mặt môi trường.

4.3 Giảm tiêu thụ

Giảm tiêu thụ không đơn giản là giúp tiết kiệm chi tiêu, đồng thời nó còn là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả. Ví dụ:

  • Hạn chế sử dụng nhiều loại bao bì, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ nhựa plastics sẽ gây hiệu ứng ô nhiễm trắng…
  • Giảm tiêu dùng trong giày dép, may mặc, hạn chế sử dụng bao ni-lông,… đều là những thói quen giúp hạn chế ô nhiễm môi trường hiệu quả.

4.4 Thay đổi khẩu phần ăn uống

Đứng trên góc độ bảo vệ môi trường mà nói, ngành chăn nuôi thải ra bầu khí quyển rất nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Thế nên việc thay đổi khẩu phần sang rau củ, hoa quả không những giúp cơ thể hấp thụ những dưỡng chất tốt hơn mà còn bảo vệ môi trường một cách tối ưu nhất.

4.5 Ngăn chặn nạn chặt phá rừng

Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng bừa bãi, trái phép gây ảnh hưởng xấu đến đổi khí hậu.

Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng bừa bãi, trái phép. Khiến lá phổi xanh của trái đất hẹp dần, lượng CO2 tăng cao, kéo theo hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác…

4.6 Quản lý dân số

Dân số tăng một cách chóng mặt khiến nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo, giày dép… cũng kèm theo đó mà tăng lên.

Hàng loạt các nhu cầu cần được đáp ứng chính là nguyên nhân mà công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… cần phải phát triển để phục vụ nhu cầu, từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, tài nguyên sống quanh ta.

4.7 Hạn chế sử dụng ni-lông, hóa chất tổng hợp…

Hạn chế sử dụng ni-lông, hóa chất tổng hợp…

Túi ni-lông cần hàng trăm, hàng ngàn năm để có thể phân hủy, mà lượng rác thải khó phân hủy như chúng lại được con người tiêu thụ với số lượng hàng trăm tấn mỗi ngày. Vậy lượng rác thải này cần bao lâu mới có thể hoàn toàn biến mất?

Không những vậy, quy trình sản xuất túi ni-lông cần sử dụng rất nhiều khí đốt, dầu mỏ, kim loại nặng… đây đều là những chất ảnh hưởng cực kì lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống.

4.8 Tìm kiếm nguồn năng lượng mới

Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng thiên nhiên tạo ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính.

Chính vì thế, con người đã và đang tìm ra những nguồn năng lượng mới để thay thế chúng, có thể kể đến như: Năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

4.9 Phủ xanh trái đất

Phủ xanh đất trống đồi trọc để chống biến đổi khí hậu

Mỗi người chúng ta có thể chung tay tham gia trồng cây, phủ xanh môi trường sống, góp một phần sức lực nhỏ bé để bảo vệ núi rừng, bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta.

4.10 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào công cuộc bảo vệ môi trường

Để có thể hạn chế tối đa việc biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang nghiên cứu những kỹ thuật mới để bảo vệ môi trường tốt hơn, cụ thể:

  • Kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào không khí để làm lạnh bầu khí quyển.
  • Tạo ra các đại dương chứa sắt.
  • Các biện pháp tăng cường dưỡng chất cho cây trồng, giúp chúng hấp thụ CO2 nhiều hơn.
  • Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, hướng đến nông nghiệp xanh.
  • Cải tạo các máy móc ít khí thải, tự xử lý chất thải…

Trước hậu quả và những biến đổi khôn lường của biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua. Hãy chung tay bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay! Cùng góp phần bảo vệ mái nhà của chúng ta!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

incon facebookInbox tư vấn ngay