Chuột phá hoại mùa màng luôn là vấn nạn khiến người nông dân đau đầu từ nhiều năm nay. Diệt chuột trên ruộng lúa cũng không phải vấn đề đơn giản vì diện tích đồng ruộng thường rất rộng và có nhiều ngóc ngách. Vậy có những cách đuổi chuột ở ruộng lúa nào hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Sạch Bốn Mùa để biết thêm chi tiết!
Dùng thuốc diệt chuột để đuổi chuột ở ruộng lúa

Sử dụng thuốc diệt chuột có nhiều ưu điểm khi áp dụng ở ruộng lúa:
- Hiệu quả cao: Thuốc diệt chuột có khả năng tiêu diệt chuột một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó có thể giết chết chuột chỉ sau một lần tiếp xúc, giúp giảm thiểu số lượng chuột trên cánh đồng lúa một cách đáng kể.
- Dễ sử dụng: Thuốc diệt chuột thường dễ sử dụng và không cần nhiều kỹ năng hoặc kiến thức chuyên môn. Chỉ cần đặt thuốc ở những nơi chuột thường xuyên lui tới, như các lỗ hổng, khe cửa, hoặc những nơi chuột thích ăn.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: So với việc sử dụng các phương pháp truyền thống như bẫy chuột hay nuôi mèo, việc sử dụng thuốc diệt chuột tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.
- Phạm vi ảnh hưởng rộng: Thuốc diệt chuột có thể phân tán rộng khắp cánh đồng lúa, giúp diệt chuột ở cả những khu vực khó tiếp cận.
- Giảm thiểu thiệt hại: Chuột là loài gây hại cho cây trồng, đặc biệt là lúa. Việc sử dụng thuốc diệt chuột giúp giảm thiểu thiệt hại do chuột gây ra, bảo vệ sản lượng lúa.
Thêm vào đó, thuốc diệt chuột có chứa các độc tố cho phép diệt chuột hiệu quả trên phạm vi rộng và có khả năng giảm thiểu quá trình sinh sản của chuột trong thời gian dài. Hơn nữa, nhiều loại thuốc diệt chuột cho phép sử dụng trên quy mô rộng, dù diện tích đồng ruộng nhà bạn bao nhiêu thì vẫn có lượng thuốc đáp ứng được.
Để có thể tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc diệt chuột hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, các bạn có thể truy cập: https://nhasachbonmua.com/thuoc-diet-chuot/
Một số loại thuốc diệt chuột được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay là thuốc diệt chuột Storm, Biorat, Racumin, Dethmor hay Ars Rat Killer… Khi mua thuốc diệt chuột, các bạn nên lựa chọn mua tại các đại lý lớn hoặc cửa hàng được cấp phép để tránh mua phải hàng giả, chất lượng kém.
Đặt bẫy để đuổi chuột

Sử dụng bẫy chuột để đuổi chuột trên ruộng lúa là phương thức truyền thống, được rất nhiều nông dân tin dùng. Hiện nay, bẫy chuột cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là bẫy chuột hình cung và bẫy chuột hình chữ nhật.
Ưu điểm của phương pháp này là bẫy chuột có giá thành khá rẻ lại tái sử dụng được nhiều lần. Thêm vào đó, bẫy chuột khá nhạy bén, đánh được cả những loại chuột lớn. Hầu hết chuột sau khi mắc vào bẫy đều không thể thoát ra được. Chúng sẽ giãy giụa cho tới khi tử vong trong bẫy. Hình ảnh này sẽ khiến những cá thể chuột khác trong đàn hoảng sợ và bỏ chạy.
Hơn nữa, phạm vi đặt bẫy chuột không bị giới hạn. Nếu diện tích đồng ruộng rộng thì bạn có thể sử dụng số lượng bẫy nhiều hơn. Nhưng phải tính toán khoảng cách đặt bẫy sao cho hợp lý, không nên đặt bẫy quá dày sẽ khiến chuột nghi ngờ. Vị trí đặt bẫy chuột là nơi lương thực bị phá phách nhiều và cửa hang ổ của chuột.
Một số loại bẫy chuột có thể đặt luôn mà không cần mồi nhử nhưng để nâng cao hiệu quả diệt và đuổi chuột, bạn vẫn nên sử dụng một số loại thức ăn yêu thích của chúng như lúa, gạo, phô mai, bột ngô…để nhử chuột.
Hun khói để đuổi chuột

Mặc dù, cách đuổi chuột này đơn giản lại không tốn kém quá nhiều chi phí nhưng không quá thân thiện với môi trường nên ngày nay bị hạn chế sử dụng. Đồng thời, cách đuổi chuột này cũng không phát huy được hiệu quả lâu dài, chỉ một thời gian sau chuột sẽ tự quay trở lại.
Dùng dầu nhớt để đuổi chuột
Đây là cách đuổi chuột trên đồng ruộng tương đối mới lạ được sáng tạo bởi một người nông dân ở Khánh Hòa. Sau khi sử dụng nhiều biện pháp đuổi chuột nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn, người nông dân này đã thử nghiệm dùng dầu nhớt để đuổi chuột.

- Đầu tiên, chọn một cây tre thân nhỏ chỉ bằng đốt ngón tay, có chiều dài khoảng 50cm. Sau đó, cố định một lọ sơn hoặc một chiếc chổi quét đã dùng qua vào một đầu của cây tre;
- Pha chế một hỗn hợp bao gồm nhớt thải và thuốc trừ sâu. Mang chổi quét nhúng vào hỗn hợp này rồi đem quét lên thân đám cỏ ở xung quanh bờ ruộng hoặc những cây lúa ở khu vực bị chuột cắn phá;
- Nên quét vào buổi chiều tối khi chuột bắt đầu rời khỏi hang đi kiếm ăn và đắp nước trong ruộng để đảm bảo bộ lông của chúng bị ướt;
Phương án này giúp nâng cao hiệu quả diệt chuột. Bởi vì, nếu chuột men theo bờ cỏ thì nhớt sẽ dính vào lông chúng, khi trở về hang, chúng liếm lông và sẽ bị chết vì trúng độc. Còn nếu chuột lội ruộng và cắn vào thân cây lúa, chúng sẽ bị nhiễm độc trực tiếp. Tình trạng này sẽ khiến đồng loại của chúng hoảng sợ và không dám cắn phá nữa.
Nhìn chung, việc diệt chuột ở ruộng lúa là vô cùng cấp thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa màng. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người nông dân lựa chọn được cách đuổi chuột ở ruộng lúa phù hợp nhất để bảo vệ mùa màng thành công!