Cách Đuổi Mọt Gạo Hiệu Quả Và An Toàn Với Sức Khỏe - Ths Bùi Huy Hoàng

Cách Đuổi Mọt Gạo Hiệu Quả Và An Toàn Với Sức Khỏe

Cách đuổi mọt gạo hiệu quả và an toàn với sức khoẻ

Trong hũ gạo nhà bạn có mọt gạo và bạn đã thử nhiều cách nhưng vẫn còn. Vì vậy, hãy tham khảo những cách dưới đây để đuổi mọt gạo tận gốc và an toàn bạn nhé!

Tổng quan về mọt gạo

Mọt gạo (Sitophilus oryzae) là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, gạo và ngô. Những con trưởng thành dài tới 2mm và có mỏ dài. Màu sắc cơ thể của chúng thoạt nhìn là nâu hoặc đen, nhưng khi quan sát kỹ hơn sẽ thấy có bốn điểm màu cam/đỏ phân bố thành hình chữ thập trên vỏ cánh.

Một con mọt gạo trưởng thành sống đến 2 năm và đẻ 2-6 trứng mỗi ngày, số lượng trứng chúng có thể đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời, chúng thường đẻ trứng vào các lỗ của hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn. Bạn cũng có thể kiểm soát mọt gạo bằng cách tách riêng gạo bị mọt ra.

Mọt gạo là loại côn trùng phá hại các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, gạo và ngô

Mọt gạo ở tất cả các giai đoạn phát triển có thể bị giết bằng cách làm lạnh dưới 0 ° F (-18 ° C) trong 3 ngày hoặc bằng cách đun nóng đến 140 ° F (60 ° C) trong 15 phút.

Nếu gạo bị mối mọt tấn công thì khi đem đi nấu cơm sẽ không còn hương vị thơm ngon nữa. Đặc biệt, nếu bạn vo gạo không kỹ mà bị mối mọt ăn vào người sẽ không tốt cho sức khỏe. Gạo là thực phẩm dùng hàng ngày nên gia đình nào cũng mua gạo trữ sẵn để ăn cả tuần, cả tháng, vừa tiết kiệm chi phí vừa đỡ phải chạy đi mua nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản gạo không đúng cách có thể bị các loại mối mọt tấn công.

Cách bảo quản gạo tránh xa lũ mọt gạo

Bảo quản gạo bằng tỏi

  • Cho gạo vào hộp nhựa hoặc thùng to có nắp đậy.
  • Sau khi cho hết gạo vào, bạn lấy vài nhánh tỏi bóc vỏ và đặt tỏi lên trên gạo. Tùy theo hộp gạo lớn hay nhỏ mà bạn tăng giảm lượng tỏi cho phù hợp. Sau khi cho tỏi vào, đậy nắp kín lại là được.
  • Tỏi có tác dụng ngăn chặn mối mọt tấn công và sinh sôi nên bạn yên tâm khi gạo về có trữ lâu cũng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.
Tỏi có thể làm lũ mọt gạo tránh xa hũ gạo nhà bạn

Bảo quản gạo bằng chai nhựa

  • Nếu bạn là người không thích mùi tỏi, bạn có thể dùng chai nhựa sạch và cho gạo vào thay thế. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chai nhựa phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong, gạo sẽ bị ẩm mốc, càng gây hại hơn nhé.
  • Sau khi đã đổ đầy gạo đầy chai, bạn vặn chặt nắp chai và để chai ở nơi khô ráo.
  • Nếu bạn sử dụng chai nhựa kiểu này thì mối mọt, bụi bẩn lẫn các loại côn trùng đều không thể tấn công gạo của bạn, vì vậy gạo vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn cho sức khỏe.

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Gạo là thực phẩm có tính hút ẩm cao nên bạn cần bảo quản ở nơi thật khô ráo và thoáng mát và bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày trước khi cho vào hộp đựng gạo. Cách này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối sinh sôi.

Bạn tuyệt đối không được để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc ánh nắng trực tiếp. Nắng và độ ẩm có thể làm gạo bị giảm chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong gạo.

Bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ diệt và ngăn ngừa trứng mối mọt sinh sôi phát triển

Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, bạn nên mang theo những vật dụng để chứa gạo có kích thước phù hợp với số lượng gạo dự định mua. Nếu bạn mua gạo với số lượng lớn, hãy bảo quản gạo được đựng trong túi ni lông kín, khô vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi và phát triển.

Những lưu ý khi bảo quản gạo

Chọn đúng vật dụng để đựng gạo

Sau khi sàng sảy và bảo quản trong tủ lạnh ít ngày, bạn nên đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn. Trên thị trường có rất nhiều loại thùng đựng gạo với thiết kế nhỏ gọn có thể đựng được từ 12kg đến 40kg rất tiện lợi khi lấy gạo ra sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên bảo quản gạo trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp đậy bằng kim loại để giữ cho gạo không bị ẩm mốc, mối mọt, mất chất dinh dưỡng vì gạo có đặc tính khô, không có khả năng chống thấm nước và bạn có thể sử dụng các loại hộp đựng thực phẩm được thiết kế chuyên dụng với một vòng cao su xung quanh nắp để đảm bảo độ kín hơi.

Bạn nên đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn

Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thùng gạo thường là nơi ẩn náu lý tưởng nhất của mối mọt gạo, cho dù bạn đã loại bỏ hết gạo nhiễm bệnh trước đó thì trứng mọt gạo vẫn ẩn nấp dưới đáy thùng. Vì vậy bạn cần thường xuyên rửa sạch hộp đựng gạo và lau khô trước khi cho gạo vào.

Cách xử lý gạo bị mọt

Nếu phát hiện có mọt trong gạo, bạn hãy đổ gạo lên một tấm ni lông rồi trải mỏng gạo và mọt gạo sẽ bò ra khỏi gạo, khi đó bạn có thể giết chúng. Còn đối với gạo không bị mối mọt, bạn có thể bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Đối với gạo bạn không chắc có bị nhiễm khuẩn hay không, hãy cho chúng vào tủ lạnh khoảng 4-5 ngày để chúng tiêu chúng.

Cách đuổi mọt gạo trên cây lúa

Để diệt trừ mọt lúa hiệu quả, bạn cần phải bảo quản lúa thật tốt. Bạn nên thực hiện như sau:

  • Cho một vài quả ớt bỏ hạt, hoặc một vài tép tỏi khô vào thóc
  • Cho khoảng 1/2 lít rượu trắng vào cốc rồi vùi vào trong thóc rồi đậy nắp lại, rượu sẽ có tác dụng diệt khuẩn mà không làm ảnh hưởng gì đến mùi vị của gạo và các hạt ngũ cốc.
Rượu trắng cũng có thể giúp diệt mọt gạo nữa

Dùng thuốc diệt mọt đặc trị

  • Hiện nay, trên thị trường có bán thuốc diệt mọt thóc an toàn, hiệu quả, có rất nhiều, một trong số đó là thuốc diệt mọt actellic 50ec đây là sự lựa chọn phù hợp nhất.
  • Thuốc diệt mọt lúa gạo hiệu quả – actellic 50 ec
  • Thuốc diệt mọt thóc Actellic 50ec này không gây độc hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh do có nguồn gốc hữu cơ, không mùi, không gây kích ứng không khí, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.

Với những chia sẻ về cách đuổi bọ gạo của  Nhà Sạch Bốn Mùa. Hy vọng các bạn áp dụng thành công cách đuổi bọ gạo này để có những bữa cơm ngon miệng bên gia đình và sử dụng dịch vụ dọn nhà theo giờ của Nhà Sạch Bốn Mùa để nhà cửa luôn sạch sẽ nhé.

Các câu hỏi thường gặp

Ảnh hưởng của mọt gạo đến gạo như thế nào?

Nhiều người thường lầm tưởng gạo để lâu hoặc bị ẩm ướt mới bị mọt xâm nhập, nhưng thực tế, rất có thể trứng của mọt đã bám trên bề mặt hạt gạo sau khi thu hoạch. Sau một thời gian, mọt gạo lớn lên sẽ dùng vòi nhọn đục vào hạt gạo và đẻ trứng vào đó. Trứng nở ra sâu non và lớn lên, chúng sẽ ăn gần hết tinh bột bên trong hạt gạo, chỉ để lại lớp vỏ mỏng. Gạo bị mọt không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của gạo mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của gạo cũng như hương vị thơm ngon của gạo bị gaimr đi

Khi gạo bị mọt có ăn được không?

Đối với gạo mới bị dính ấu trùng của mọt gạo, thì khi chế biến gạo bằng cách đun nấu sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của gạo. Tuy nhiên, nếu gạo của bạn đã bị mọt gạo ăn thì chất lượng và hương vị sẽ giảm đi đáng kể. Như vậy, nếu gạo bị nhiễm mọt vẫn có thể ăn được nhưng mùi vị và giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ không được như lúc đầu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

incon facebookInbox tư vấn ngay