[Cảnh báo] Mức độ ô nhiễm môi trường không khí đáng báo động hiện nay - Ths Bùi Huy Hoàng

[Cảnh báo] Mức độ ô nhiễm môi trường không khí đáng báo động hiện nay

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải hàng đầu hiện nay. Trong đó, ô nhiễm môi trường không khí được xem là mối nguy hiểm hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường không khí là gì và có tác động ra sao mà lại có nhiều đánh giá đáng quan ngại như vậy? Cùng Nhà sạch bốn mùa tìm hiểu bài viết dưới đây ngay!

Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

1.1 Khái niệm

Ô nhiễm môi trường không khí làm giảm tầm nhìn trong không khí, khiến chúng có mùi khó chịu, gây nên biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực đến sinh vật và con người

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí bởi nhiều yếu tố, đa phần là vì khói bụi hoặc các khí lạ tác động đến. Từ đó làm giảm tầm nhìn trong không khí, khiến chúng có mùi khó chịu, gây nên biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực đến sinh vật và con người, cũng phá hủy hệ sinh thái của động, thực vật nghiêm trọng.

1.2 Có những dạng ô nhiễm môi trường không khí nào?

Ô nhiễm môi trường không khí có 2 dạng là ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời

Có 2 dạng ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu, đó là ô nhiễm không khí trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời:

  • Ô nhiễm không khí trong nhà:Ảnh hưởng bởi quá trình nấu nướng, sưởi ấm và tác dụng của ánh sáng, chẳng hạn như trong gia đình có sử dụng bếp lò, bếp củi để sử dụng chẳng hạn.
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời: Đây cũng là tác nhân chính của ô nhiễm không khí. Khi các nhà máy, công trường thải ra chất khí độc hại, đặc biệt là các lò đốt công nghiệp, lò nung, sản xuất máy móc… những hoạt động này sẽ khiến môi trường không khí bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng được kể đến như cháy rừng, bão cát hay đặc biệt dễ thấy hiện nay đó là chất thải từ các phương tiện giao thông cũng có tác động không nhỏ.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới

Ô nhiễm môi trường không khí khiến 6,5 triệu người chết mỗi năm.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 6,5 triệu người chết do ảnh hưởng của chất lượng không khí xấu, đặc biệt là tại các nước có mức thu nhập thấp. Quốc gia có nồng độ không khí ô nhiễm nặng nhất trên thế giới chính là tại New Delhi của Ấn Độ.

Theo trung tâm nghiên cứu môi trường của Đại học Yale và Columbia tại Mỹ, Việt Nam đứng top 10 trong các nước có mức độ ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.

2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường không khí khiến nồng độ chất lượng không khí ở nướ ta ngày càng đi xuống, chỉ số AQI luôn ở mức báo động, đặc biệt là nồng độ bụi mịn ngày càng cao…

Chất lượng không khí tại Việt Nam những năm gần đây đang ngày càng xấu đi, chất thải từ hoạt động kinh tế, giao thông vận tải, đặc biệt là khói bụi do các phương tiện giao thông khiến nồng độ độc hại trong không khí tăng mạnh, đặc biệt là tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), khói bụi từ các hoạt động giao thông vận tải đóng góp 24.34% lượng khí thải carbon hằng năm trên thế giới. Xét riêng lĩnh vực giao thông vận tải, các ô tô hạng nhẹ, xe vận tải và xe bus lần lượt chiếm 44%, 27% và 6% lượng khí thải carbon. Các phương tiện giao thông khác cũng sử dụng nguyên liệu như xăng dầu và đốt cháy, sinh ra lượng lớn khí độc hại như: SO2, NO2, CO, bụi mịn…

Tính đến năm 2021, toàn quốc có hơn 3 triệu xe ô tô và khoảng 45 triệu xe máy đang hoạt động. Trong đó, riêng Hà Nội đã có gần 6 triệu xe máy và Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 8 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa kể các phương tiện giao thông từ dân địa phương.

Thế nên nồng độ chất lượng không khí cũng từ đó mà ngày càng đi xuống, chỉ số AQI luôn ở mức báo động, đặc biệt là nồng độ bụi mịn ngày càng cao, chúng bay lơ lửng trong không khí ở dạng rất nhỏ, chỉ PM2.5 (dưới 2.5 micromet), khi đi qua đường hô hấp sẽ là nguyên nhân của hàng loạt căn bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Chỉ một phần nhỏ của lĩnh vực giao thông vận tải như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy được tình trạng ô nhiễm ô nhiễm trong không khí chúng ta đang sống hằng ngày là như thế nào.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là gì?

3.1 Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm môi trường không khí do thiên tay gây ra

Có nhiều nguyên nhân từ tự nhiên gây ra ô nhiễm môi trường không khí, cụ thể:

  • Do diện tích thảm thực vật phủ trên bề mặt nhỏ, khiến đất đai khô cằn, hình thành bụi tự nhiên.
  • Do các hoạt động từ thiên nhiên như núi lửa, cháy rừng…
  • Do sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ Trái Đất khiến giải phóng hạt radon, chất này chính là nguyên nhân thường gặp thứ 2 của ung thư phổi, sau hút thuốc, nó thường tích lũy trong các tòa nhà và đặc biệt là tại những khu vực kín như tầng hầm…

3.2 Nguyên nhân con người

3.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động công nghiệp

  • Các cột khói của nhà máy, lò đốt chất thải, lò nung hay các thiết bị sưởi ấm nhiên liệu… đều là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu hiện nay.
  • Từ các hoạt động của giao thông vận tải khiến môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: ô tô, máy bay, xe máy, xe cơ giới…
  • Do hoạt động đốt rừng, đốt nhiên liệu hóa thạch…
  • Do chất thải không khí khi chôn lấp tạo ra khí metan, một loại khí gây ô nhiễm, rất độc hại.
  • Ảnh hưởng từ lĩnh vực quân sự, chẳng hạn như: vũ khí hạt nhân, tên lửa, chiến tranh hóa học…
Ô nhiễm môi trường không khí do con người gây ra.

3.2.2 Ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông vận tải

Khói bụi từ các hoạt động giao thông vận tải ảnh hưởng cực kì lớn đối với chất lượng không khí, đặc biệt là tại các thành phố và khu đông dân cư, quá trình đốt nhiên liệu động cơ, khi thải ra hàng loạt các chất độc hại cùng bụi đất và đá cuốn theo trong quá trình di chuyển gây nên mức độ ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.

3.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí từ quá trình sinh hoạt hằng ngày

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, các hoạt động như đun nấu, chăn nuôi cũng khiến môi trường không khí bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng lại tác động không quá lớn.

4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí tác động như thế nào?

4.1 Đối với động – thực vật

Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả sinh vật sống, kể cả con người.

Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả sinh vật sống, kể cả con người. Nồng độ ô nhiễm tăng cao đồng nghĩa với sự nóng lên toàn cầu ngày càng nhanh chóng, làm thủng tầng ozon khiến các bức xạ từ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, gây nên các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da.

Các trận mưa axit cũng đang xuất hiện ngày càng thường xuyên, giải phóng ion nhôm làm hại động thực vật, khiến cây kém phát triển và chết dần, đồng thời cũng làm thay đổi tính chất của môi trường nước, làm tổn hại đến cả sinh vật dưới nước.

4.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên các bệnh bao gồm: nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ, ung thư da, ung thư phổi….

Các ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường không khí cho cơ thể con người là rất lớn, có thể kể đến như:

4.2.1 Tử vong

Ô nhiễm môi trường không khí gây ra cái chết cho khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính mỗi năm, ô nhiễm không khí gây ra cái chết cho khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới, trong đó thì Ấn Độ là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất, đây cũng là nơi có nhiều ca tử vong do hen suyễn hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Ô nhiễm không khí ước tính cũng đã giết hơn 800.000 người ở Trung Quốc mỗi năm. Con số này ở Châu Âu là hơn 430.000 người. Trên khắp châu Âu, ô nhiễm không khí ước tính làm giảm tuổi thọ chín tháng của mỗi người. Nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng là do nitơ đioxit và các oxit nitơ khác thải ra từ các phương tiện giao thông ngày càng lớn.

4.2.2 Bệnh tim mạch và bệnh phổi

Ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ, co động mạch vành, viêm cấp thấp và xơ vữa động mạch.

Ô nhiễm môi trường không khí cũng đang nổi lên như là một yếu tố gây ra các bệnh như đột quỵ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có nồng độ ô nhiễm cao. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ô nhiễm không khí là nguyên nhân có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ, co động mạch vành, viêm cấp thấp và xơ vữa động mạch.

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm các bệnh như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng mãn) đang ngày càng gia tăng do ô nhiễm môi trường không khí giao thông gây ra. Ngoài ra, nó cũng khiến gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong đối với những người bị bệnh hen suyễn.

4.2.3 Ung thư

Việc phơi nhiễm PM2.5, hay nói dễ hiểu hơn là các hạt bụi mịn có đường kính 2,5 μm hoặc nhỏ hơn về lâu về dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 6%. Tiếp xúc với PM2.5 sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi cao hơn khoảng 15% đến 21%, tử vong do tim mạch cũng khoảng 12% đến 14%.

Một nghiên cứu dịch tễ học mới nhất của Đan Mạch cho thấy, nguy cơ ung thư phổi gia tăng đáng kể đối với những bệnh nhân sống ở  khu vực có nồng độ oxit nitơ cao. Cũng theo một nghiên cứu tại đây cho biết, đã ghi nhận bằng chứng về mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí và các dạng ung thư khác như: ung thư cổ tử cung và ung thư não…

4.2.4 Các bệnh lý khác có thể gây ra bởi ô nhiễm môi trường không khí

Tác động của ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng được quan tâm, các nghiên cứu đã chứng minh về mối quan hệ giữa một số bệnh lý tại nhiều nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm môi trường không khí xảy ra như thế nào. Chẳng hạn như:

  • Biến chứng về thần kinh và tâm lý.
  • Kích ứng và các bệnh về mắt.
  • Các bệnh ngoài da, đặc biệt là ung thư da.
  • Các bệnh mãn tính như: tiểu đường, ung thư…
  • Ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, khiến bé sinh non, nhẹ cân dị tật…

5. Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể từ nhiều phía khác nhau.

Để giảm bớt và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể từ nhiều phía khác nhau, cụ thể:

5.1 Chuyển đổi sang các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

Chuyển đổi, thay thế những loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm cao bằng các dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn, vì các phương tiện kĩ thuật gần đây đều đánh giá đến vấn đề về môi trường nên các doanh nghiệp cũng sẽ tích hợp tiêu chí này vào trong sản phẩm của mình.

Thay thế nhiên liệu đốt từ than đá, dầu mazut sang sử dụng điện để tránh ô nhiễm môi trường không khí và các chất thải như SO2 tiếp tục thải ra.

5.2 Quy hoạch đô thị thông minh

Ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp quy hoạch đô thị thông minh

Để bảo vệ môi trường một cách bền vững, cần phải quy hoạch lại một cách cụ thể và chi tiết, làm sao để đáp ứng được tối ưu vấn đề về môi trường mà vẫn đảm bảo được quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, nhà nước diễn ra suôn sẻ nhất, cụ thể:

  • Giảm thiểu việc xây dựng tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại những xí nghiệp thực sự cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
  • Khuyến khích  sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện thân thiện với môi trường để giảm thiểu mật độ giao thông, tránh ùn tắc, từ đó tránh khói bụi ô nhiễm.
  • Tạo diện tích cây xanh rộng lớn che phủ trong thành phố.
  • Thiết lập lại các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau, nhất là các những tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại, hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

5.3 Các biện pháp khác

Ô nhiễm môi trường không khí và nỗ lực bảo vệ môi trường của thế giới.

Ngoài những giải pháp chính trên, chúng ta còn có những biện pháp khác để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động hiện nay như:

  • Thay đổi và sử dụng hệ thống bếp, lò sưởi tại khu vực nông thôn: Bạn có thể dừng hoặc hạn chế sử dụng bếp than, thay vào đó là những loại sản phẩm tiện lợi hơn như là bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng…
  • Dùng nhiên liệu sạch: Sử dụng các loại nguyên liệu sạch và động cơ cải tiến, thân thiện với môi trường cho các phương tiện giao thông.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn, chỉ số chặt chẽ đối với khí thải từ các phương tiện giao thông
  • Khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, công nghệ tiên tiến như ánh sáng mặt trời, sức gió, sức nước để phục vụ sinh hoạt.
  • Không đốt rác tràn lan, bừa bãi.
  • Khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ, đạp xe… thay cho các phương tiện giao thông cơ giới khác
  • Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
  • Nhà nước cần xây dựng và thực hiện những bộ luật khắt khe để tránh một số yếu tố nhỏ làm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí.
  • Đầu tư hơn vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
  • Xử lý và can thiệp đến những khu vực có nồng độ ô nhiễm môi trường không khí cao.
  • Hướng dẫn và nhận thức để mỗi cá nhân đều góp phần bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

Mỗi chúng ta đều là những nhân tố quyết định đến môi trường sống, đặc biệt là môi trường không khí quanh ta. Thế nên, hãy cùng nhau chung tay hành động trước khi quá muộn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

incon facebookInbox tư vấn ngay