Nước thải công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Những nhà máy, khu công nghiệp đang hằng ngày giết chết môi trường sống của chính chúng ta, vậy những giải pháp nào được đưa ra để giúp các doanh nghiệp xử lý nước thải công nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, cùng Nhà Sạch Bốn Mùa tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp. Chúng chứa nhiều thành phần khác nhau, mức độ độc hại cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình công nghiệp, tuổi thọ của thiết bị, quản lý cơ sở doanh nghiệp, ý thức cán bộ công nhân viên…
Có những loại nước thải công nghiệp nào?
Nước thải công nghiệp được chia thành 2 loại chính:
- Nước thải sản xuất bẩn: Nó được sinh ra từ quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc thiết bị hay từ sinh hoạt của công nhân viên. Loại nước thải này chứa nhiều các chất độc hại, vi khuẩn, virus …
- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước thải sinh ra khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt, ngưng tụ hơi nước… thường được quy ước là loại nước sạch, không độc hại.

Đa phần, nước thải là yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, thế nên chúng thường chứa những thành phần nguyên liệu và hóa chất nồng độ cao, một số trường hợp sẽ được tận dụng để thu hồi và sản xuất, nhưng đa phần vẫn không được tái chế sử dụng lại.
Vì đặc trưng như vậy nên những loại nước thải này có khả năng gây ô nhiễm rất lớn, mang tính nguy hại cao.
Thông thường thì nước thải cần phải được xử lý ở một mức độ cho phép, khi đạt tiêu chuẩn mới được phép xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, quy trình này lại tốn thời gian, tiêu tốn rất nhiều chi phí, thế nên ít có doanh nghiệp tuân thủ quy định. Gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí cực kì trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến mỹ quan và sức khỏe của sinh thái.
Thực trạng nước thải công nghiệp ở việt nam

Tại nước ta, có đến 70% lượng nước thải công nghiệp chưa được xử lý xả thải ra môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Hiện hầu hết các sông ngòi, kể cả các dòng sông lớn, chủ mạch của nước ta đều đang ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có hơn 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp mắc ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo quy định, các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp thì điều này vẫn đang còn nằm trên giấy tờ mà thôi. Nhiều cơ sở sản xuất xả thẳng nước thải ra sông suối xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
3. Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay
3.1 Phương pháp xử lý nước thải bằng lý học
Nước thải có chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách chúng ra, cần phải sử dụng các phương pháp cơ học.
Tùy theo kích thước, tính chất, nồng độ, lưu lượng và mức độ cần làm sạch mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp nhất.
3.1.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng song chắn rác

Nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý cần phải đi qua song chắn rác để những vật có kích thước lớn như rác thải, vỏ nhựa, rác cây, bao nilon… sẽ được giữ lại, tránh tình trạng tắc đường ống khi xử lý, đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động.
Song chắn rác sẽ được phân thành nhiều kích thước: loại thô, trung bình và mịn.
- Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm.
- Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm.
Các song chắn này cũng có thể đặt cố định hoặc di động, được làm bằng kim loại và đặt ở cửa vào đầu tiên.
3.1.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cát

Bể lắng cát có khả năng tách các tạp chất vô cơ không tan (kích thước từ 0,2 – 2mm) ra khỏi nước thải, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sàng lọc, không bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống.
Bể lắng cát chia thành 2 loại: Bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng để gia tăng hiệu quả.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng cát ngang không vượt quá 0,3 m/s. Mức độ này cho phép các hạt lắng xuống đáy, còn những hạt hữu cơ khác không lắng được sẽ xử lý ở các công đoạn tiếp theo.

Phương pháp này thường được sử dụng để tách các tạp chất ở dạng rắn hoặc lỏng phân tán không tan hoặc tự lắng kém khỏi pha lỏng, đồng thời loại bỏ các chất lơ lửng làm đặc bùn sinh học.
Trong một số trường hợp, quá trình này còn được sử dụng để tách các chất hòa tan khác. Ưu điểm của phương pháp này là có thể khử các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong thời gian rất ngắn.
3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa – lý
3.2.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa

Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm rất hỗn loạn, vì thế cần được trung hòa, đưa độ pH về mức 6,5 – 8,5 trước khi thải ra môi trường.
Có thể trung hòa độ pH bằng nhiều cách, cụ thể:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm với nhau.
- Bổ sung các chất hóa học vào nước thải để trung hòa chúng.
- Nếu có độ acid cao, sẽ cần đưa nước thải qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước acid.
3.2.2 Xử lý nước thải bằng keo tụ tạo bông

Các hạt có khả năng tồn tại dưới dạng keo mịn phân tán, kích thước rất nhỏ từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này lơ lửng, không nổi cũng không lắng nên rất khó tách.
Trạng thái lơ lửng của các hạt keo này được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Để phá vỡ tính bền của chúng, cần phải trung hòa điện tích bề mặt, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ.
Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có khả năng liên kết với các hạt keo khác, tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và dần lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
3.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan, lợi dụng vi sinh vật để phân tách chất thải.
Phương pháp này được phân thành 2 loại chính.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học kỵ khí là quá trình sinh hóa phức tạp, giúp tạo ra nhiều sản phẩm và phản ứng trung gian. Được biểu diễn bằng phương trình:
Vi sinh vật + Chất hữu cơ —> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới
Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
- Giai đoạn 2: Acid hóa
- Giai đoạn 3: acetate hóa
- Giai đoạn 4: Metan hóa
3.3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ
- Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới
- Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào
Quá trình này được diễn ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Tuy nhiên thì quá trình xử lý nhân tạo có nhiều điều kiện tối ưu hơn nên tốc độ và hiệu suất cũng cao hơn rất nhiều.
Trên đây là những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp có thể tham khảo và áp dụng. Mong rằng chúng sẽ giúp ích được cho nhu cầu công việc của bạn!